Là một trong những điểm tham quan du lịch mới nhất tại Đà Lạt, Đường Hầm Điêu Khắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Làng Đất Sét, Đường Hầm Đất Sét, Ngôi Nhà Đất Sét có hình bản đồ Việt Nam ở trên mái…
CHỦ NHÂN CỦA NGÔI NHÀ ĐẤT SÉT ĐỘC ĐÁO
Nơi đây được biết đến lần đầu tiên bởi một người được có tiếng “khùng” tên là Trịnh Bá Dũng – chủ nhân của ngôi nhà làm bằng đất đỏ không nung độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ngôi nhà này cũng là điểm nhấn của khu du lịch và được công nhận 2 kỷ lục: “Ngôi nhà làm bằng đất không nung lớn nhất Việt Nam và có phong cách độc đáo nhất, Ngôi nhà có hình bản đồ Việt Nam đắp nổi trên mái lớn nhất Việt Nam”. Ngôi nhà này có thế phong điền thủy tạ, nội thất bên trọng được làm hoàn toàn bằng đất không nung.
Ngôi nhà làm bằng đất không nung lớn nhất Việt Nam.
Phía trước mặt tiền được khắc một bảng chữ cái đầy đủ và câu chuyện ngụ ngôn thú vị “cá ăn kiến – kiến ăn cá” gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, con người nên yêu thương nhau dù cho cuộc sống phải đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt nhưng không vì đó mà tìm cách hãm hại,gây bất lợi cho nhau. Bất luận, trong trường hợp nào cũng sẽ có hai mặt, hai chiều hướng của nó, nếu cố tình đè nén ép buộc người khác, khi thời thế đổi thay chuyện có thể xảy ra theo hướng ngược lại. Ngay sau khi ngôi nhà này được hoàn thành thì một công trinh tiếp theo được Trịnh Bá Dũng và Công ty cổ phần Đà Lạt Star cho ra đời đó là Đường Hầm Đất Sét dài khoảng hơn 1km tái hiện lại các địa điểm, các công trình kiến trúc đẹp và đặc trưng của thành phố Đà Lạt. Giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển củaĐà Lạt từ xưa đến nay.
Một Đà Lạt thuở ban sơ khi chưa có dấu chân con người.
Cả đường hầm và ngôi nhà đều được làm từ nguyên liệu đất mẹ bazan của Tây Nguyên huyền thoại, kết hợp với một vài chất phụ gia tạo thành một hợp chất bền vững, chống chọi được thử thách của thiên nhiên và thời gian.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG HẦM ĐIÊU KHẮC
Năm 2008, bỏ qua tất cả những lời khuyên can vủa vợ, gia đình, người thân và cũng như bạn bè Trịnh Bá Dũng đến với vùng đất hoang sơ không điện, không nước nằm trong cuối Hồ Tuyền Lâm. Và sau 5 năm miệt mài nghiên cứu anh đã thành công trong việc tìm ra công thức pha trộn độc đáo mà vẫn không mất đi màu đặc trưng của đất đỏ bazan.
Toàn bộ công trình này gắn liền với 2 chủ đề đó là: “Đà Lạt qua các thời kỳ lịch sử, Đà Lạt những công trình kiến trúc nổi tiếng”. Lịch sử hình thành Đà Lạt được miêu tả kỹ lưỡng từ thuở ban sơ chưa có sự có mặt của con người, chỉ có rừng thông, khe suối và vách đá cũng cac loài muông thú như voi, rắn, khỉ, vượn kiến, hươu, nai… cho đến hình ảnh những người đồng bào bản địa trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật như săn bắn, hái lượm, giã gạo, chơi cồng chiêng, thưởng thức rượu cần. những bản làng với những mái nhà sàn, nhà rông cũng được tái hiện ở đây.
Thành phố Đà Lạt thu nhỏ tại đường hầm Điêu khắc Đà Lạt.
Sau khi chinh phục được đỉnh Langbiang – nóc nhà của thành phố Đà Lạt sẽ đến phần thứ hai của con đường mang tên Đà Lạt và những công trình. Một con phố rộng khoảng 6 – 8 mét, cao nhất đến gần 15 mét, mở đầu bằng hình ảnhtrường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, xe Vespa cổ, những cỗ xe ngựa đôi, nhà máy thuốc lá, biệt thự Phi Ánh, viện Pasteur cho đến Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc Lâm, Chùa Linh Sơn, nhà thờ Con Gà… và kết thúc bằng chuyến tàu từ Ga Đà Lạt với đầu máy hơi nước cổ. Cho đến nay, công trình mới chỉ hoàn thành được 2/3 và đang được các họa sĩ, thợ điêu khắc tiếp tục hoàn thiện.
Ga Đà Lạt & Nhà Thờ Con Gà trong KDL đường hầm điêu khắc.
Khi đi du lịch Đà Lạt, nếu du khách không có nhiều thời gian để thi thăm thú các công trình kiến trúc ở Đà Lạt thì hãy đến với Đường Hầm Điêu Khắc nhé – nơi hội tụ đầy đủ những công trình kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, di tích lịch sử của thành phố Đà Lạt.
Địa chỉ: KDL Hồ Tuyền Lâm, Phường 3, thành phố Đà Lạt
Giá vé: 40.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/trẻ em.